Nếu bạn đang làm video marketing, video quảng cáo, làm phim, làm YouTube, hay đơn giản chỉ là làm video để học tập, giải trí... có thể bạn sẽ cần đến stock footage (còn gọi là stock video, hay stock video footage)
1. Footage là gì?
Video footage thường được gọi là stock video, là một đoạn video clip, cảnh quay hoặc animation, được sử dụng trực tiếp, chèn vào hoặc dùng làm video nền (background video) cho một đoạn video khác.
Trong sản xuất video, footage là những cảnh quay thô, chưa qua chỉnh sửa. Thông thường, các footage phải trải qua quá trình biên tập hậu kì trước khi tạo thành một bộ phim hay video hoàn chỉnh.
Tuỳ vào mục đích và nội dung của video mà cần có những footage khác nhau. Một video đã qua chỉnh sửa cũng có thể được sử dụng làm footage trong một video khác.
2. Phân loại footage video
Có 3 loại footage bao gồm A-Roll, B-Roll và RAW Footage. Ngày xưa, A-Roll và B-Roll được sử dụng để phân biệt giữa các cảnh quay chính và các footage chuyển cảnh. Ngày nay, các thuật ngữ này vẫn được sử dụng nhưng mang một ý nghĩa khác.
A-Roll
A-Roll là âm thanh và những cảnh quay chính để tạo nên mạch của video. A-Roll thường là những cảnh quay chủ đạo trong hầu hết các phim tài liệu, chương trình thực tế, tin tức, talk show,...
Nếu trong một video mà chỉ bao gồm những cảnh quay A-Roll thì sẽ vô cùng nhàm chán, khiến khán giả khó tiếp tục theo dõi tiếp. Do đó, các editers sẽ chỉnh sửa và thêm những footage B-Roll, làm cho video mượt mà và hấp dẫn hơn.
B-Roll
B-Roll - footage chuyển cảnh, là những cảnh quay bổ sung để hỗ trợ trực quan, minh hoạ cho A-Roll. Sử dụng cảnh quay B-Roll giúp phá vỡ sự đơn điệu của những cảnh quay A-Roll thông thường.
Khi quay phim, người quay có thể quay nhiều B-Roll footage để tái sử dụng trong những video sau nếu cần. B-Roll thường bao gồm những cảnh quay của từng khu vực đang quay với chất lượng cao và không theo một mạch truyện nào. Có thể là cảnh quay bầu trời hoặc một vật bất kì, cảnh quay vô hướng vô hướng, cảnh tạo thêm hiệu ứng kịch tính,....
RAW Footage
RAW footage là những video thô chưa qua xử lý từ cảm biến máy ảnh của hình ảnh. Hầu hết các quay phim đều ưa thích những thước phim thô do chất lượng hình ảnh cao mà cảm biến máy ảnh có thể tạo ra và vẫn giữ nguyên các chi tiết, màu sắc, ánh sáng thực thụ để chỉnh sửa sau này.
3. Để có những footage ấn tượng
Storyboard - “nhỏ mà có võ”
Storyboard thường là bước hay bị bỏ qua trong quá trình làm video, phim ảnh nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bước này cho phép bạn hiện thực hoá các ý tưởng trong đầu lên giấy để tránh bị rối loạn khi quay hình. Hãy luôn dành thời gian để vẽ storyboard cho mọi shot trước khi bấm máy, giúp bạn dễ dàng hình dùng cảnh quay đó sẽ diễn ra như thế nào.
Quay ở 24frs
Đa số các máy quay hiện nay đều có 2 chế độ quay cho bạn lựa chọn là 24fps và 30fps. Nếu bạn muốn footage của bạn ấn tượng hơn, bạn chỉ cần quay ở mức 24fps.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt giữa 2 chế độ này tuỳ vào mục đích của bạn.
Nói không với “zoom”
Rất ít những bộ phim điện ảnh ngày nay sử dụng zoom trong quá trình sản xuất phim. Thay vào đó, các nhà làm phim thường sử dụng một kỹ thuật được gọi là dolly, trong đó camera sẽ chuyển động tiến về trước hoặc lùi sau để quay cận cảnh hoặc toàn cảnh. Điều này giúp chuyển động mượt mà và thích mắt hơn.
Khi room màn hình máy quay lên, chất lượng footage bị ảnh hưởng, outnet, vì thế tuyệt đối kiêng kỵ với kỹ thuật này.
Prime Lens
Prime Lens là ống kính với tiêu cự cố định (hay còn gọi là thấu kính cố định) và thường có khẩu độ tối đa từ f2.8 đến f1.2. Có thể hiểu đơn giản là prime lens có một góc xem không thể thay đổi, trừ khi bạn di chuyển và bạn cũng không thể làm hình ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn ở trong khung.
Prime lens có xu hướng sắc nét hơn trong điều kiện thiếu sáng và khả năng xoá phông tốt hơn.
Quay RAW footage
Trong sản xuất video, codec là một khái niệm quen thuộc. Codec là cách camera nén các file video trước khi xuất ra máy tính. Chúng có tác dụng làm cho các tập tin video nhỏ hơn hoặc cho phép lưu trữ nhiều thông tin hơn và có kích thước lớn hơn. Do đó, nếu bạn muốn một video hay hình ảnh chất lượng, chắc chắn không muốn dùng một codec nào cả nên quay ở định dạng RAW sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Chỉnh màu
Để những footage trông thật sự ấn tượng và đẹp mắt, bạn nên chỉnh màu xuất video. Tuy nhiên việc chỉnh màu không hề đơn giản, đòi hỏi editor phải có một chút kinh nghiệm hoặc nếu là người mới bạn có thể tham khảo một vài trang web hỗ trợ chỉnh màu.
Comments